Niên đại Phiến đá Shabaka

Đầu tượng nhân sư bằng đá granit của vua Shabaka.

Tấm bia đá này vốn là bản sao của một văn bản cổ hơn trước đó, nên điều đặt ra cho các học giả là việc xác định niên đại của nó. James Breasted, Adolf Erman, Kurt Sethe và Hermann Junker đều cho rằng, đá Shabaka có niên đại từ thời kỳ Cổ vương quốc.[5] Sở dĩ họ đưa ra quan điểm như thế là do cách diễn đạt ngôn từ trên tấm bia khá tương đồng với cách diễn đạt văn tự trên các kim tự tháp thời kỳ Cổ vương quốc, và phiến đá này cũng nhắc đến Memphis, kinh đô đầu tiên của Ai Cập.[5] Các học giả như Henri Frankfort, John Wilson, Miriam Lichtheim và Erik Iverson cũng đồng quan điểm với các học giả trên.[5]

Tuy nhiên, vào năm 1973, Friedrich Junge đã lập luận rằng, bia đá này là một tác phẩm của Vương triều thứ 25, dựa trên việc văn bản đề cập đến sự hợp nhất giữa thần PtahTatenen, tương đồng với những văn tự trước đó vào đầu thời kỳ Tân vương quốc. James Allen cũng ủng hộ quan điểm này của Junge.[6] Các học giả ngày nay cũng đồng tình rằng, bia đá Shabaka không thể có trước Vương triều thứ 19.[7]